0

Cảm xúc hoạt động như thế nào? | Safe and Sound

Những cảm xúc mà một cá nhân cảm nhận mỗi ngày sẽ quyết định việc họ cảm thấy mình thuộc dạng người nào. Thế nhưng, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho biết, chính một chuỗi các quá trình sinh học trong não bộ mới là thứ sản sinh ra mọi cảm xúc mỗi người cảm thấy.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Cảm xúc là gì?

Đó là những cảm xúc tô màu cho cuộc sống của chúng ta và cho phép chúng ta trải nghiệm tất cả những niềm vui và nỗi buồn của cuộc sống. Bạn có thể thấy hối tiếc khi đưa ra một nhận xét không tử tế, niềm vui khi nhìn thấy một người bạn cũ, nỗi đau mất người thân hoặc nỗi sợ hãi khi gặp phải kẻ trộm.

Theo các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần, cảm xúc là sự phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của ngoại cảnh. Có nghĩa là cảm xúc là yếu tố bên trong và chỉ xuất hiện khi có tác động của các yếu tố bên ngoài.

Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, cảm xúc có tác động to lớn lên đời sống con người - chúng điều khiển hành vi, trao ý nghĩa cho sự tồn tại và nằm tại phần cốt lõi của cái được xem là tính người. Thế nhưng trên thực tế, cảm xúc là kết quả của các phản ứng sinh lý trong não bộ được kích hoạt bởi các kích thích khác nhau - ý nghĩa tâm lý được gán thâm vào cảm xúc hoàn toàn là sản phẩm của con người. Các chuyên gia tâm lý nhận định rằng, quá trình tiến hoá về cảm xúc thúc đẩy thành công và khả năng sinh tồn của con người thông qua việc tạo ra các hành vi nhất định: chẳng hạn như cảm xúc yêu đương gợi khao khát muốn tìm một bạn tình, sinh nở và sống trong một nhóm; sợ hãi tạo ra một phản ứng sinh lý để tránh né hiểm nguy (chiến-hay-biến); việc đọc được cảm xúc ở người khác tạo điều kiện cho các kết nối xã hội. 

Ảnh 1: Cảm xúc tác động to lớn lên đời sống con người

2. Xử lý cảm xúc

Các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho biết, nằm ngay bên dưới vỏ não, hệ viền limbic tạo ra tất cả các cảm xúc. Chúng được xử lý qua hai tuyến đường: có ý thức và vô thức. Thụ quan chính yếu có chức năng “sàng lọc” nội dung cảm xúc của tất cả các kích thích đang xảy ra là hạch hạnh nhân và đây là phần sẽ gửi tín hiệu đến các vùng khác trong bộ não để sản sinh ra một phản ứng cảm xúc phù hợp.

Các kết nối giữa hệ viền và vỏ não, cụ thể là với thuỳ trán, cho phép cảm xúc cơ thể được xử lý một cách có ý thức và được trải nghiệm dưới dạng những “cảm xúc” có giá trị. 

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, mỗi cảm xúc được kích hoạt bởi một dạng hoạt động não cụ thể - chẳng hạn như căm ghét sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân (vốn liên kết với tất cả các cảm xúc tiêu cực) và khu vực não gắn liền với cảm giác ghê tởm, chối bỏ, hành động và tính toán. Các chuyên gia tâm lý cho biết, cảm xúc tích cực hoạt động bằng cách giảm hoạt động tại hạch hạnh nhân và các vùng vỏ não vốn có liên quan đến sự lo âu. 

3. Tuyến đường cảm xúc ý thức và vô thức

  • Đồi thị: Các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho biết, mọi thông tin cảm giác đều đi đến đồi thị rồi được phân bổ đến hạch hạnh nhân để được đánh giá nhanh và đưa ra hành động, đi đến vỏ não để đi qua một quá trình xử lý chậm hơn thành nhận thức có ý thức.
  • Vỏ não cảm giác: Mọi thông tin giác quan đều đi đến phần vỏ não cảm giác để được nhận biết. Tuyến đường này cho nhiều thông tin hơn, nhưng lại 
  • Hạch hạnh nhân: Theo các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần, hạch hạnh nhân ngay lập tức đánh giá thông tin được đưa đến để tìm và đưa ra các nội dung cảm xúc. Nó gửi tín hiệu đến các khu vực khác để có phản ứng cơ thể tức thời. Nó vận hành một cách vô thức và bởi vậy dễ mắc sai lầm.

Ảnh 2: Cấu trúc hệ viền limbic

  • Hồi hải mã: Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thông tin đã được xử lý một cách có ý thức sẽ được mã hoá tại hồi hải mã để tạo thành ký ức. Hồi hải mã cũng sẽ có phản hồi với thông tin đã được lưu giữ, xác nhận hay điều chỉnh phản ứng ban đầu.
  • Vùng dưới đồi: Các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho biết, tín hiệu từ hạch hạnh nhân sẽ đi đến vùng dưới đồi và vùng này sẽ kích hoạt những thay đổi hormone để giúp cơ thể sẵn sàng “chiến-hay-biến” khi phản ứng với kích thích cảm xúc. Các cơ sẽ co và nhịp tim tăng lên.
  • Biểu cảm khuôn mặt hữu thức: Vỏ não vận động cho phép một người kiểm soát biểu cảm khuôn mặt và nhờ vậy che giấu hay biểu lộ cảm xúc thật sự.
  • Biểu cảm khuôn mặt phản xạ: Phản ứng cảm xúc do hạch hạnh nhân gây ra sẽ dẫn tới những biểu cảm gương mặt bộc phát, không kiểm soát. 

4. Hành vi và phản ứng cảm xúc

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, các dạng thức hành vi điển hình phản ứng với cảm xúc đã tiến hoá nhằm vô hiệu hoá bất kỳ thứ gì mà con người nhận thức là mối đe doạ, thông qua việc chiến đấu hay nhượng bộ. Trái lại, tâm trạng tồn tại lâu hơn, ít mãnh liệt hơn và bao gồm các hành vi có ý thức. 

Ảnh 3: Các loại phản ứng cảm xúc của con người

 

Kích thích khả dĩ

Hành vi

Giận dữ

Hành vi thách thức từ một người khác

Kích hoạt phản ứng vô thức và cảm xúc nhanh; phản ứng “chiến” sẽ kích hoạt tư thế hay hành động ưu hiếp và đe doạ

Sợ hãi

Mối đe doạ từ một người mạnh hơn hay áp đảo hơn

Kích hoạt phản ứng vô thức và cảm xúc nhanh; phản ứng “biến” để tránh né mối đe doạ, hay thể hiện thái độ nhượng bộ để ra tín hiệu không thách thức với người đang uy hiếp

Buồn

Mất đi người thân yêu

Phản ứng có ý thức là chủ đạo; tâm trạng kéo dài hơn; trạng thái tâm trí hồi tưởng quá khứ và sự thụ động để tránh thêm thách thức

Ghê tởm

Những thứ không lành mạnh như đồ ăn thiu thối

Kích hoạt phản ứng vô thức nhanh; sự ác cảm thôi thúc hành động đưa bản thân nhanh chóng thoát khỏi môi trường không lành mạnh

Ngạc nhiên

Sự kiện mới mẻ hay bất ngờ

Kích hoạt phản ứng vô thức nhanh; sự chú ý hướng vào chủ thể gây ra sự ngạc nhiên nhằm thu được tối đa thông tin để dẫn lối cho các hành động có ý thức sau đó

Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các triệu chứng này và mức độ cảm xúc có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Người có dấu hiệu biểu hiện cảm xúc quá mức cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

5. Liệu pháp tâm lý giúp bạn vượt qua những biểu hiện cảm xúc quá mức

Trị liệu với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), có hiệu quả rất lớn trong việc kiểm soát các trạng thái cảm xúc biểu hiện quá mức. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý có thể giúp người bệnh phát triển các chiến lược đối phó, nhận ra những kiểu suy nghĩ lệch lạc và hướng tới trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn. Điều quan trọng chính là nhận diện trạng thái cảm xúc này sẽ chuẩn bị xuất hiện đồng thời có những bài tập tự đối phó với nó

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị rối loạn cảm xúc. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

6. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Cảm xúc hoạt động như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound